Sử dụng lò vi sóng đúng cách
Lò vi sóng hay còn gọi là lò vi ba là thiết bị gia dụng ứng dụng sóng vi ba (điện từ) tác động vào nước trong thực phẩm và từ đó sinh ra nhiệt để nấu chín thức ăn, lò vi sóng hiện đã và đang trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong gian bếp mỗi gia đình hiện đại. Lò vi sóng là trợ thủ đắc lực của bạn trong việc chinh phục nhà bếp nhưng nó cũng có thể gây một số khó khăn cho bạn khi sử dụng không đúng cách hay không đúng mục đích. Sau đây là cách hướng dẫn sử dụng để bạn tận dụng hết sự tiện lợi của lò vi ba, áp dụng cho cả lò cơ và lò điện tử.
Cách bước đơn giản khi sử dụng lò:
1 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm có đầy đủ thông tin hữu ích mà bạn có thể làm theo, đặc biệt lưu ý các cảnh báo an toàn đã được ghi chú rõ. Một số nhà sản xuất chu đáo còn tặng sách công thức nấu ăn bằng lò vi sóng – một cách hay ho để bạn thử nghiệm thực đơn mới cho cả nhà.
2 Lưu ý ổ cắm điện. Lò vi sóng thường có công suất lớn từ 800-2000W do vậy không nên cắm quá nhiều thiết bị điện trong cùng một ổ cắm vì có thể gây ra sự cố về điện.
3 Cài đặt thời gian
– Nếu lò vi sóng của bạn là lò cơ, bạn xoay núm điều khiển thời gian đến vị trí mong muốn.
– Riêng lò điện tử, bạn nhập thời gian cài đặt sẵn theo phút và giây, sau cho lò hoạt động.
– Có thể bạn cần phải nhấn nút Cook/Start để lò hoạt động.
4 Thực hành một số món nấu đơn giản
Không quá khó để bạn nấu hay hâm một số món đơn giản từ lò, khi thực hiện những món này, mô hình chung bạn đã có một số kinh nghiệm tích lũy mà nhờ vậy khi thực hiện những món phức tạp hơn sẽ không quá khó khăn với bạn nữa. Một số món có thể cho bạn thử nghiệm khi mới bắt đầu như:
– Nướng 1- 2 củ khoai tây/ khoai lang trong lò vi sóng.
– Hâm nóng thức ăn ở công suất thấp.
– Giữ nóng ly cà phê hay sữa nếu muốn nhưng cẩn thận sữa tràn ra nhé!
– Làm bắp rang đóng gói sẵn tại siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, cho lò hoạt động đến khi không còn nghe tiếng nổ “lóc bóc”.
– Chế mì, luộc rau…
Sử dụng lò vi sóng đúng cách
Ngược với hầu hết cách thức nấu ăn truyền thống như bếp gas hay bếp điện là nhiệt tác động trực tiếp vào bề mặt thức ăn, lò vi sóng sử dụng sóng vi ba tác động tới các phân tử nước làm nóng thức ăn. Khi sử dụng lò, công đoạn làm nóng bởi các phân tử nước chia ra làm hai giai đoạn:
• Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.
• Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
Do vậy:
– Không nên nấu thức ăn khô, không có hay ít nước như bánh, trừ khi món đó có trong công thức nấu bằng lò vi sóng.
Không nên nấu thức ăn không có hay ít nước trừ khi món đó có trong công thức nấu bằng lò vi sóng
– Khi nấu thức ăn có ít nước, bạn có thể cho một cốc nước vào trong lò để nó hấp thu những bước sóng và làm ẩm thức ăn, nhờ vậy món ăn sẽ không bị khô hay cháy.
Khi nấu thức ăn có ít nước, có thể cho một cốc nước vào trong lò nhờ vậy món ăn sẽ không bị khô hay cháy
– Lò vi sóng không nấu thức ăn từ “trong ra ngoài” mà về cơ bản lò nấu chín thức ăn mỏng mềm cùng lúc, riêng với thực phẩm dày lò sẽ tác động lâu và thấp ở bên trong. Do vậy khi nấu bạn nên để thức ăn mềm ở chính giữa lò, và để các loại dày hơn ở bên ngoài.
– Lò vi sóng có kích thước nhỏ gọn, dung tích khoảng 17-25L, vỏ bằng kim loại nên sóng điện từ phản xạ qua lại dễ tạo thành sóng đứng. Vì vậy ở lò vi sóng nên chọn phải có đĩa thủy tinh quay tròn nhờ vậy thực phẩm để trên đĩa luôn chuyển động vị trí làm thức ăn chín và nóng đều, tránh trường hợp chổ nóng chổ nguội.
Lò vi sóng có đĩa thủy tinh quay tròn nhờ vậy thực phẩm để trên đĩa luôn chuyển động vị trí làm thức ăn chín và nóng đều
– Lò vi sóng sử dụng sóng điện từ có tần số thấp nên rất dễ dàng xuyên qua giấy, gỗ, sành, sứ và thủy tinh, khi nấu hay hâm thức ăn bằng lò sử dụng các vật dụng bằng chất liệu này sẽ nhanh nóng thức ăn hơn, ít hao tốn điện. Ngược lại, sóng này không hấp thụ khi gặp kim loại, sẽ bị phản xạ rất mạnh và tạo thành tia lửa, do đó tránh để kim loại như thìa, chén, bát có viền kim loại trang trí vào trong lò tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.
– Khi nấu nhiều loại thức ăn, sóng điện từ không tác động hết toàn bộ các phần thức ăn mà trực tiếp đi sâu vào thức ăn, dẫn đến làm nóng sơ một lớp mỏng ở bên ngoài còn bên trong nóng lên là do dẫn nhiệt, vì vậy không nên nấu cả khối to mà nên chặt nhỏ vừa mức. Đặc biệt, nếu đặt trứng vào lò vi sóng vỏ canxi không bị nóng lên nhưng lòng trắng và lòng đỏ hấp thụ sóng điện từ rất mạnh, nóng nhanh làm cho quả trứng nổ tung.
Không nên để trứng trong lò vi sóng sẽ bị nổ